Từ tai nghe thực tế ảo đến các avatar, chúng ta nay đã đến được với thế giới online mang tính tương tác nhiều hơn so với những gì chúng ta từng biết. Gartner đã tiên đoán rằng “25% dân số thế giới sẽ dành tối thiểu là một giờ trong metaverse vào năm 2026.”
Thực tại mới này dù mang tính đột phá và lôi cuốn nhưng nó vẫn tiềm ẩn các rủi ro dễ thấy trong đời thực của chúng ta. Các lo ngại về khả năng bảo mật và quyền riêng tư có thể đi theo chúng ta đến với trải nghiệm mới này và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vòng xoáy rủi ro nhanh hơn bao giờ hết.
Khi NFT tiếp tục phát triển phổ biến, các nhà đầu tư nên biết rõ những nguy cơ gian lận mà các NFT này có thể gây ra.
Vai Trò Của Các NFT Trong Thế Giới Metaverse (Vũ Trụ Ảo)
Vào năm 2021, thị trường token không thể thay thế (viết tắt là NFT) đã vượt mức giá trị là 40 tỷ đô la. Các NFT là độc nhất, “những loại tiền tệ” không thể thay thế. Chúng hoạt động và có cơ chế giống với bitcoin. Các NFT này có thể là bất kỳ loại tài sản kỹ thuật số nào được sử dụng trên khắp các lĩnh vực.
Trong khi các NFT đã thu hút sự chú ý của Coca-Cola, Taco Bell, Ray Ban hay thậm chí là Snoop Dogg, nó có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực như chơi game, bất động sản, nghệ thuật kỹ thuật số, thời trang, các trải nghiệm, chuỗi cung ứng v.v. Khi chúng ta có kế hoạch xây dựng metaverse, cơ hội là không giới hạn với những người muốn mua NFT và giao dịch trên khắp các nền tảng khác nhau.
Đánh giá ThinkMarkets – Lợi Ích từ Việc Sử Dụng Dịch Vụ Của Họ
Các NFT đã được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật. Giới nghệ sĩ và các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền bằng những thứ họ tạo ra trong khi vẫn giữ được mã nhận dạng độc nhất để tránh trùng lặp. Các thư viện ảnh kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng.
Thế nhưng, liệu có rủi ro xảy ra tình trạng trộm cắp một tác phẩm NFT tuyệt vời nào đó trong thế giới metaverse không? Một trong những vấn đề lớn nhất nằm ở thế giới nghệ thuật nguyên bản đó là nó đang trở thành phương cách tối ưu để rửa tiền. Thế giới của NFT cũng không phải là ngoại lệ.
Rủi Ro Ngày Càng Tăng
Sẽ luôn có cơ hội mới để lừa lọc và những kẻ lừa đảo lúc nào cũng sẵn sàng hình dung ra cách thức – đặc biệt là khi nó dính líu đến giao dịch tiền tệ. Lừa đảo tiền điện tử không phải là một vấn đề mới mẻ. Trên thực tế, tội phạm blockchain đã thông qua các giao dịch để đánh cắp lên đến 7.8 tỷ đô la vào năm 2021. Thế giới metaverse cũng sẽ đi kèm với rủi ro này.
Một mối đe dọa trong số đó chính là các tay lừa đảo có thể tạo ra nhiều hơn một tài khoản trong thế giới metaverse để lợi dụng các ưu đãi hoặc kẻ hở nhằm cướp đoạt tài sản. Ví dụ, một kẻ lừa đảo có thể mua tiền điện tử từ một tài khoản mà hắn kiểm soát bằng cách sử dụng số tiền đánh cắp được để rút về rồi bán lại cho một người vô tội.
Lừa đảo tiền điện tử bằng cách lợi dụng người nổi tiếng cũng đang gia tăng đáng kể. Những cái tên lớn trong danh sách này bao gồm Bill Gates và Kim Kardashian. Họ đều đã bị hack tài khoản Twitter và bị đăng quảng cáo giả mạo. Người dùng metaverse cần phải cẩn trọng với tình huống tương tự.
Công nghệ mới đưa tới những kẻ xấu giỏi chớp thời cơ. Nhiều người dùng đang giao dịch NFT mà không tham gia vào các nền tảng metaverse để kiếm lời. Các rủi ro bao gồm tình trạng thao túng thị trường, rug pull (qua cầu rút ván) và honeypot đều à những vấn đề mà các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng.
Một vấn đề khác làm gia tăng hiểm họa trong thị trường NFT chính là thiếu chính sách tuân thủ và quy định luật pháp. Ví dụ, vào năm 2021, một nhà phát triển dự án NFT đã biến mất với số tiền là 2.7 triệu đô la. Nếu không có quy định chặt chẽ, người dùng dễ gặp phải các mối đe dọa tiềm ẩn gây ra hậu quả khôn lường.
Cách Ngăn Chặn Lừa Đảo NFT
Là một người dùng đầu cuối, bạn hãy luôn thẩm định kỹ lưỡng trước khi mua các NFT, hãy nghiên cứu kỹ thị trường cũng như người bán, tra cứu về tác phẩm nghệ thuật được bày bán. Luôn ghi nhớ rằng tình trạng lừa đảo vẫn đang nở rộ.
Mặt khác, nếu công ty của bạn đang nghĩ đến việc gia nhập thị trường, hãy thảo luận trước cùng với đội ngũ bảo mật và quản lý rủi ro xem việc đầu tư này có đáng không. Đây có thể chỉ là nói quá và chúng ta sẽ cần phải theo dõi xem metaverse sẽ phát triển như thế nào trong dài hạn.
Tuy vậy, bạn vẫn phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng, lên kế hoạch quản lý rủi ro và lừa đảo trước khi chọn mặt gửi vàng.
Giảm thiểu quy mô và phạm vi sẽ giúp ngăn không cho các lỗ hổng xảy ra trong kế hoạch chống lừa đảo của bạn. Bạn cũng cần chú trọng tạo hàng rào bảo vệ bằng cách thiết lập xác thực hai yếu tố, áp dụng công nghệ máy học để dập tắt người dùng giả, các bot và những “danh tính online” đáng ngờ.
Bật tính năng vân tay trên thiết bị và trình duyệt cũng sẽ giúp nhổ bỏ những người dùng gây rắc rối khi nói đến vũ trụ ảo metaverse. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều thiết bị phần cứng như tai nghe VR, máy tính và điện thoại di động, việc biết rõ vị trí, thiết bị và thiết lập của khách hàng sẽ giúp bạn phát hiện các sai lệch dẫn đến rủi ro.
Những thiết bị lạ thường tiềm ẩn rủi ro. Một số metaverse lại sẵn có trên nhiều thiết bị, điều này dễ gây rắc rối nếu bạn chỉ phụ thuộc vào đó.
Hơn nữa, các lỗ thủng dữ liệu cũng đang là vấn đề gây nhức nhối trên phạm vi toàn cầu. Khi công nghệ ngày càng dễ tiếp cận, các nhà lãnh đạo cùng với nền tảng metaverse càng cần phải bảo vệ dữ liệu người dùng của họ hơn, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất niềm tin của người tiêu dùng và bị hủy hoại danh tiếng.
Các NFT đã góp phần tạo nên một vũ trụ mới dành cho tiền điện tử. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện vẫn đang cố gắng định hướng vai trò của NFT trong thế giới kỹ thuật số đầy mới mẽ này, dù là bán tác phẩm nghệ thuật, cấp giấy phép âm nhạc hay logistics.
Bằng cách duy trì cập nhật kiến thức, nhanh nhẹn và hòa vào nhịp phát triển chung, các nhà lãnh đạo sẽ có thể tận dụng tối ưu công nghệ mới này, đồng thời bảo vệ cho bản thân cũng như khách hàng của họ.