Điều gì xảy ra với tiền điện tử của bạn khi bạn chết?

Đây là một chủ đề về ốm đau bệnh tật, chúng tôi biết, nhưng việc lập kế hoạch cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra với bản thân khi đầu tư vào tiền điện tử là điều rất quan trọng. Nếu bạn sở hữu tiền điện tử nào bất kể ít hay nhiều, có thể bạn đã suy nghĩ về tính bảo mật của nó. Rốt cuộc, việc đầu tư tiền của bạn vào tài sản có ích lợi gì nếu người khác có thể dễ dàng đánh cắp chúng?

Nhưng có một khía cạnh khác của tiền điện tử cũng quan trọng không kém và thường bị cả người dùng mới và người dùng có kinh nghiệm bỏ qua: Điều gì sẽ xảy ra với tiền điện tử của bạn sau khi bạn chết? Điều này có vẻ được mọi người hiểu rất rõ ràng, nhưng theo dữ liệu của Glassnode từ cuối năm 2020, ước tính rằng hơn 10% nguồn cung lưu hành của bitcoin sẽ bị mất vĩnh viễn.

Tất nhiên, không thể biết chính xác những đồng tiền đó đã bị mất như thế nào, nhưng chúng ta có thể giả định rằng ít nhất một số là do mọi người không có các biện pháp thích hợp sau khi họ qua đời. Vì vậy, bạn cần làm gì để đảm bảo những người thân yêu của bạn nhận được tiền điện tử của bạn nếu điều tồi tệ nhất xảy ra?

Sự trả giá về bảo mật và tầm quan trọng của việc chọn đúng người

Cypher Mind HQ

Trước khi chúng ta tìm hiểu các bước cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, điều quan trọng trước tiên là phải hiểu về những việc phải trả giá về bảo mật như việc nói với người khác về vị trí và cách truy cập tài sản tiền điện tử của bạn.

Chọn đúng người để cung cấp tài sản tiền điện tử của bạn phức tạp hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Đó không chỉ là về sự tin tưởng mà còn về sự hiểu biết về công nghệ của người đó như thế nào.

Ví dụ: Bob có năm bitcoin (BTC) mà anh ấy muốn để lại cho người vợ Alice của mình trong trường hợp anh ấy qua đời. Tuy nhiên, Alice không biết cách sử dụng ví cứng hoặc một sàn giao dịch. Điều này có nghĩa là cô ấy phải tìm hoặc thuê một người khác để giúp cô ấy truy cập vào tiền – điều này có thể gây ra rủi ro bảo mật đáng kể – hoặc thử và học cách sử dụng các nền tảng và thiết bị này. Một lần nữa, điều này cũng mang lại rủi ro bảo mật do việc gửi tiền điện tử đến sai địa chỉ, bị khóa thiết bị hoặc rút tài sản bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn mã hóa token sai rất dễ xảy ra.

Tether (USDT) là một ví dụ về tài sản tiền điện tử có ba loại tiêu chuẩn mã hóa token khác nhau – OMNI, ERC-20 và TRC-20 – tùy thuộc vào chuỗi khối mà token được phát hành. Gửi bất kỳ cái nào trong số này cho một trong các cái còn lại sẽ dẫn đến việc mất tiền vĩnh viễn. Ví dụ, tiền USDT dựa trên OMNI được gửi đến địa chỉ ví ERC-20 sẽ không thể khôi phục được. Một câu hỏi lớn khác là bạn nên tiết lộ bao nhiêu thông tin?

Rõ ràng là bạn sẽ cần phải tiết lộ đủ về việc nắm giữ tiền điện tử của mình cho một người nào đó có thể truy cập chúng, nhưng bạn nên giao thông tin đó cho một người đáng tin hay chia nhỏ thông tin đó và giao cho nhiều người đáng tin khác nhau? Chỉ bạn mới biết đâu là cách hành động tốt nhất, nhưng đó chắc chắn là điều cần phải xem xét.

Bảo vệ số tiền kỹ thuật số thông qua một nhóm người có ưu và nhược điểm của nó. Cụ thể, nó ngăn không cho bất kỳ người nào có thể ăn cắp tiền mã hóa của bạn khi bạn vẫn còn sống, nhưng nhược điểm chính của việc phân mảnh thông tin ví là không ai có thể truy cập được ví nếu một người đọc sai phần thông tin của họ.

Các bước mà tất cả người dùng tiền điện tử nên thực hiện

Khi bạn đã chọn được người mà bạn sẽ cho thụ hưởng các khoản tiền mã hóa của mình, bước tiếp theo là phác thảo quy trình xác định vị trí và nhận được số tiền này.

Cypher Mind HQ

Vị trí của các khoản tiền của bạn

Phần thông tin đầu tiên bạn muốn đưa vào hướng dẫn của mình là nơi tìm tài sản của bạn. Điều này bao gồm vị trí thực của bất kỳ (các) ví cứng nào mà bạn sở hữu cũng như trong những ví nóng mà bạn đã lưu trữ tiền điện tử.

Nếu tài sản của bạn được đặt ở nhiều nơi – chẳng hạn như nhóm thanh khoản (liquidity pool) tài chính phi tập trung (DeFi), sàn giao dịch tập trung và thị trường token không thể thay thế (NFT) – một trong các ý tưởng hay là hợp nhất chúng vào ví tiền điện tử hỗ trợ nhiều loại tài sản. MetaMask là một ví dụ về dịch vụ cho phép bạn lưu trữ các token có thể thay thế và không thể thay thế trong một ví duy nhất, dễ truy cập.

Mật khẩu, khóa cá nhân (private keys) và mã dự phòng (backup codes) Thứ hai, bạn sẽ cần liệt kê cẩn thận tất cả mật khẩu, khóa riêng tư (private keys) và cụm từ hạt giống (seed phrases) cho ví tiền điện tử, tài khoản email và tài khoản trao đổi cần thiết để truy cập tiền của bạn. Nếu bạn đã bật xác thực hai yếu tố (2FA), bạn cũng sẽ cần cung cấp vị trí và mật khẩu của thiết bị nhận mã hoặc danh sách mã dự phòng 2FA.

Nếu tài khoản của bạn được thiết lập để nhận tin nhắn bảo mật SMS, bạn cũng sẽ cần bao gồm các chi tiết liên quan đến vị trí và mật khẩu của thiết bị di động hiện tại của bạn (được cập nhật định kỳ khi bạn thay đổi thiết bị cầm tay).

Lời khuyên về kỹ thuật 

Bạn có thể thêm các bước về cách người thụ hưởng của bạn nên xử lý hoặc thanh lý tài sản của bạn. Điều này có thể bao gồm hướng dẫn về sàn giao dịch nào tốt nhất để sử dụng hoặc phác thảo hướng dẫn ngắn gọn về cách thiết lập ví của riêng họ và chuyển tiền qua.Bạn cũng cần lưu ý rằng một số nền tảng nhất định không tồn tại lâu theo thời gian, chưa kể một số vi phạm bảo mật có thể buộc bạn phải chuyển tiền sang ví mới. Điều này có nghĩa là bạn có thể cần cập nhật hướng dẫn của mình theo thời gian. 

Cách sao chép thông tin tiền điện tử nhạy cảm của bạn 

Tạo bản sao của thông tin tiền điện tử riêng tư của bạn không có nghĩa là viết các cụm từ hạt giống (seed phrases) của bạn vào ghi chú và dán nó vào tủ lạnh hoặc gửi thông tin qua email. Những chi tiết này nên được sao chép ra giấy và sao chép nhiều lần. Lý tưởng nhất là mỗi bản sao phải được lưu trữ ở các vị trí khác nhau để loại bỏ bớt những sai sót có thể xảy ra.

Ví dụ: Nếu bạn chỉ giữ một bản giấy duy nhất trên bàn cạnh giường ngủ và ngôi nhà bốc cháy, người thụ hưởng của bạn sẽ không bao giờ có thể truy cập vào tiền – điều này nghe có vẻ hơi hoang đường, nhưng nó có thể xảy ra.

Để tối đa hóa mức độ bảo mật, có những công ty cung cấp bộ dụng cụ để lưu trữ các cụm từ hạt giống (seed phrases) và mật khẩu trên các tấm kim loại. Những thứ này cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung chống lại những thứ như cháy nhà, hư hỏng do nước và hầu hết những thứ khác thứ mà bản sao giấy không làm được 

Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm: 

  • Cryptotag
  • Cryptosteel
  • Crypto Key Stack

Ngoài ra, các công ty luật đã chỉ ra khi bạn bắt đầu tạo một danh sách thông tin, bạn không nên đưa nó vào di chúc của mình. Đó là bởi vì mọi thông tin trong di chúc, bao gồm cả mật khẩu tiền điện tử của bạn, sẽ trở nên hợp pháp với công chúng sau khi bạn ra đi.

Author: Huỳnh Tiến Khiêm

Huỳnh Tiến Khiêm là một tác giả mới trên Cryptocoin Stock Exchange, các bài viết của anh chủ yếu tập trung vào mảng tin tức về tiền điện tử, tin tức blockchain và phân tích. Chúng tôi kiến nghị bạn nên thường xuyên theo dõi các bài đăng của anh ấy vì chúng luôn bổ ích và thú vị để tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *